Thông Báo
Giáo Lý
Hội Cao Niên
Legio Mariae
Ơn Thiên Triệu
Ca Đoàn Giới Trẻ
Trường Việt Ngữ
Gia Đình Nazareth
Thừa Tác Viên TT
Đao Binh Hồn Nhỏ
Canh Tân Đặc Sủng
Phong Trào Cursillo
Thiếu Nhi Thánh Thể
Liên Minh Thánh Tâm
Các Bà Mẹ Công Giáo
Ca Đoàn St. Nicholas
Thăng Tiến Hôn Nhân GĐ
Nối Kết Website
Tường thuật về
Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Năm 1498, bức ảnh gốc Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được tôn kính trong một thánh đường trên đảo Crete, Hy Lạp. Bức ảnh đã có ở đó một thời gian và được tiếng đã làm nhiều phép lạ. Một hôm, một người lái buôn ở Crete đánh cắp ảnh Đức Mẹ. Anh ta dấu bức ảnh trong các vật dụng rồi lên tầu ra khơi. Trong chuyến hải hành giông tố nổi lên, thủy thủ đều hoảng sợ và kêu xin Chúa cùng Đức Mẹ cứu giúp họ. Lời cầu nguyện của họ đã được nhậm lời và con thuyền đã thoát khỏi nguy nan.

Một năm sau, người lái buôn này sang Rôma và mang theo bức ảnh. Ở đó anh ta đã lâm bệnh ngặt nghèo. Anh ta nhờ một người bạn La Mã săn sóc cho. Nhưng rồi bệnh càng trầm trọng khiến anh nghĩ chắc phải chết. Anh ta bèn kêu người bạn đến, thều thào trong nước mắt, nài nỉ xin hứa giúp cho một việc. Khi người bạn La Mã hứa nhận thì anh ta vừa khóc vừa nói: “Cách nay ít lâu tôi có đánh cắp một bức ảnh Đức Mẹ rất đẹp và hay làm phép lạ từ một ngôi thánh đường ở Crete! Tôi xin anh, hãy giúp đem bức ảnh này đặt vào một ngôi thánh đường nơi có nhiều người đến tôn kính.” Sau khi người lái buôn chết, người La Mã này đã tìm thấy bức ảnh và đem cho vợ anh xem. Chị vợ lại muốn giữ bức ảnh nên đem treo ở phòng ngủ của chị. Một ngày kia, Đức Trinh Nữ đã hiện ra bảo người chồng “Đừng giữ bức ảnh này, mà phải đem treo tại một nơi tôn nghiêm hơn.” Nhưng người đàn ông La Mã lại không làm theo lời Đức Mẹ bảo mà vẫn giữ bức ảnh. Một thời gian ngắn sau đó Đức Mẹ lại nhắc bảo anh một lần nữa không được giữ bức ảnh mà phải đưa đến một nơi trang nghiêm hơn. Và rồi, anh ta lại cũng không nghe lời Đức Mẹ dạy bảo. Rồi Đức Trinh Nữ lại hiện ra với đứa con gái sáu tuổi của họ, ...đó là thánh đường Thánh Matthêu! Ông ta kêu lên: “Ở Rôma có nhiều thánh đường quá. Đất xây nhà thờ có thể dùng vào việc khác ích lợi hơn!” Ông muốn cho mọi người biết rằng nếu lệnh của ông không được thi hành thì phải chịu sự chẳng lành. Người dân Rôma hoảng sợ kêu xin Đức Mẹ và Mẹ đã cứu giúp họ thoát mọi nguy nan.

Vì Dòng Thánh Augustinô đã bị phá hủy nên các thầy được cho hồi hương về Ái Nhĩ Lan. Một số ít hồi hương, còn phần lớn ở lại Rôma. Một sốđến thánh đường Thánh Augustinô, đây là nhà thờ và tu viện chính của các Cha thuộc Dòng Thánh Augustinô. Các thầy còn lại thì đem ảnh làm phép lạ của Đức Mẹ đến thánh đường Thánh Eusebio, một thánh đường nghèo nàn cũ kỹ có một tu viện rộng lớn. Khu vực này ở trong tình trạng tồi tệ, cần dọn dẹp tu bổ.

Bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở lại thánh đường Thánh Eusebio ngót hai mươi năm. Vì nơi này quá rộng cho một số quá ít các thầy sống ở đó, nên năm 1819 Đức Giáo Hoàng gọi các tu sĩ Dòng Tên dọn đến ở và Đức Thánh Cha cho các thầy Dòng Augustinô nhà thờ và tu viện Santa Maria nhỏ hơn ở Posterula, nằm ở phía bên kia của thành phố. Các thầy mang ảnh làm phép lạ của Đức Mẹ theo, và dành một chỗ danh dự đặt bức ảnh trong nhà nguyện của Nhà Dòng.

Năm 1788, Augustine Orsetti nhập Dòng Thánh Augustinô ở thánh đường Thánh Matthêu và trở thành thầy Augustinô. Là một tu sĩ trẻ, thầy tận dụng giờ rảnh để cầu nguyện trước ảnh thánh hay làm phép lạ của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Thầy nghiên cứu và ghi nhớ câu chuyện về bức ảnh.

Sau khi thánh đường Thánh Matthêu bị phá hủy, Thầy Augustinô chuyển đến Dòng Thánh Augustinô. Rồi năm 1840, thầy chuyển đến Dòng Santa Maria ở Posterula. Khi đến Dòng Santa Maria thầy vào nhà nguyện của cộng đoàn. Nơi đó thầy đã thấy lại bức ảnh làm phép lạ đẹp đẽ của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Và thầy ..  đã nhớ và nhận được đó là bức ảnh trước kia ở thánh đường Thánh Matthêu.

Thầy Augustinô phụ trách phòng thánh tại cộng đoàn Santa Maria. Thầy quét dọn lau chùi nhà nguyện và các tượng thánh. Thầy cũng huấn luyện các em giúp lễ và dạy các em cách phục vụ Thánh Lễ. Michael Marchi là một trong số các em giúp lễ, ngày càng thân thiện với thầy Augustinô. Thầy thường kể cho Michael nghe về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và nói: “Michael, em có thấy bức ảnh ấy không? Một bức ảnh đã lâu đời. Em biết không, Đức Mẹ ở thánh đường Thánh Matthêu chính là bức ảnh đang treo trong nhà nguyện này. Thầy không nói gạt em đâu. Chắc chắn như vậy. Michael, em biết không, bức ảnh đã được bảo vệ khỏi sự phá hủy một cách lạ lùng. Trước đây nhiều người đã đến cầu nguyện trước bức ảnh làm phép lạ này. Em hãy nhớ lời thầy kể nhé.

Vào năm 1854, Dòng Chúa Cứu Thế do thánh Alphôngsô Ligoriô sáng lập mua một mảnh đất ở Rôma, có tên là Villa Caserta, trên Đồi Esquiline. Trong bất động sản này có phần đất cũ của thánh đường Thánh Matthêu, nơi mà trước kia bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp từng được tôn kính.

Vào năm 1855, Michael Marchi gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế. và ngày 25 tháng 3 năm 1857 khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Thầy tiếp tục tu học và chịu chức Linh mục ngày 2 tháng 10 năm 1859.

Một hôm, cộng đoàn đang trong giờ chơi, một linh mục nói rằng cha đã được đọc một số sách xưa nói về bức ảnh làm phép lạ của Đức Mẹ và ảnh đó từng được tôn kính trong thánh đường Thánh Matthêu. Cha Michael liền nói: “Tôi biết về bức ảnh làm phép lạ của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tên của bức ảnh là Mẹ Hằng Cứu Giúp Của Chúng Ta nay đang ở trong nhà nguyện của các Cha Dòng Augustinô, trong Nhà Dòng Santa Maria ở Posterula. Tôi vẫn thường thấy ảnh trong những năm 1850 và 1851 khi tôi còn là sinh viên đại học và giúp Thánh Lễ tại nhà nguyện của Nhà Dòng Santa Maria.”

Ngày 7 tháng 2 năm 1863, Cha Francis Blosi, một linh mục Dòng Tên có bài giảng về bức ảnh nổi tiếng của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cha mô tả bức ảnh của Đức Mẹ và nói: “Tôi hy vọng có anh chị em trong số quý vị đang nghe tôi giảng hôm nay, biết bức ảnh hiện nay ở đâu. Nếu có người biết, xin chuyển lời đến người đang giữ bức ảnh cất giấu đã bảy mươi năm, rằng Mẹ Thiên Chúa đã lệnh cho đặt bức ảnh giữa hai Đền thánh Đức Bà Cả và Thánh Gioan Latêranô. Hy vọng rằng người cất giữ sẽ hồi tâm về hành động thiếu suy xét của mình mà một lần nữa đem đặt bức ảnh trở lại trên Đồi Esquiline để cho tất cả tín hữu được tôn kính.”

Chẳng bao lâu sau các cha/thầy Dòng Chúa Cứu Thế của Thánh Anphôngsô nghe câu chuyện đề cậo trong bài giảng của linh mục Blosi. Biết địa điểm của Nhà Dòngnằm gần chỗ của Thánh Đường Thánh Matthêu trước kia nên trình mẩu tin nghe được lên Cha Mauron, Bề Trên Cả của Nhà Dòng. Cha Mauron không vội vàng hành động. Ngài bỏ ra ba năm cầu nguyện xin Tôn Ý Chúa soi sáng trong việc trọng đại này.

Rồi vào ngày 11 tháng 12 năm 1865, Cha Mauron và Cha Michael Marchi được yết kiến Đức Thánh Cha Piô IX. Hai vị linh mục hăng say trình bày câu chuyện chi tiết về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lên Đức Thánh Cha. Hai linh mục nêu rõ Đức Mẹ muốn đặt tượng của Ngài trong một thánh đường giữa hai Đền thánh Đức Bà Cả và Thánh Gioan Latêranô. Sau khi lắng nghe câu chuyện, Đức Thánh Cha hỏi hai vị đã viết xuống trên giấy những điều vừa trình bày chưa. Ngay khi đó Cha Mauron trình ra một tài liệu mà Cha Marchi đã viết và xác nhận là sự thật bằng lời tuyên hứa và đã ký.

Đức Thánh Cha có lòng rất yêu quý Đức Trinh Nữ. Ngài nhận lấy tờ giấy mà Cha Marchi đã viết thuật lại câu chuyện. Rồi Đức Thánh Cha Piô IX cầm bút viết ngay trên mặt sau của tờ tài liệu này như sau:

Ngày 11 tháng 12 năm 1865
Trưởng Hồng Y Đoàn hãy cho mời Bề Trên Cộng Đoàn Santa Maria tại Posterula và thông báo rằng ý nguyện của Giáo Hội là bức ảnh Rất Thánh Nữ Maria phải được dời về giữa hai Đền thánh Thánh Gioan và Đức Bà Cả theo như thỉnh cầu này. Tuy nhiên, buộc Bề Trên Cộng Đoàn này phải thay thế bằng một bức ảnh khác cho phù hợp.

Giáo Hoàng Piô IX Đức Thánh Cha đã lên tiếng và vụ việc đã xếp lại. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp không lâu sau được đón về lại chốn xưa sau gần bảy mươi lăm năm lưu lạc. Vào sáng tinh sương ngày 19 tháng 01 năm 1866 Cha Michael Marchi và Ernest Bresciani vội vã rảo bước qua thành phố Rôma đến Cộng Đoàn Santa Maria ở Posterula để nhận lấy bức ảnh thánh.

Các tu sĩ Augustinô rõ buồn khi thấy Đức Mẹ ra đi nhưng các ngài hân hoan biết rằng Đức Mẹ lại một lần nữa được trọng vọng ở chính nơi Ngài muốn. Các tu sĩ Augustinô muốn có được một bản vẽ sao y bức ảnh. Sau đó không lâu thì các ngài đã được toại nguyện.

Các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế của Thánh Anphôngsô trông đợi rước Đức Mẹ về. Các ngài vui mừng đón Đức Mẹ. Các ngài nhận thấy mặc dầu mầu sắc của bức ảnh vẫn còn sáng, nhưng trên bức ảnh đã có nhiều lỗ dấu đinh lớn. Các dấu này có thể do những lần treo lên trước đây hoặc do một nguyên nhân nào khác.

Hồi đó ở Rôma có một họa sĩ tài giỏi người Ba Lan được yêu cầu sửa lại bức ảnh. Bức ảnh được tu sửa xong vào khoảng cuối tháng 4 năm ấy. Chương trình một cuộc rước long trọng được khởi xướng. Nhiều người trong vùng trang trí nhà cửa của họ chuẩn bị ngày rước kiệu. Hàng lô hoa trang trí trên các khung cửa sổ. Biểu ngữ, cờ xí giăng trên tường và trên mái nhà.

Ngày 26 tháng 4 năm 1866, ngày mừng Lễ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, một cuộc rước long trọng đã thực hiện tại Nhà Dòng Thánh Anphôngsô. Trong cuộc rước nhiều sự kiện lạ lùng đã được ghi nhận. Chuyện kể của một bà mẹ đau khổ ngồi cạnh giường đứa con trai bốn tuổi như sắp chết vì đau màng óc. Cậu bé lên cơn sốt không dứt đã ba tuần lễ.

Bà mẹ nghe đoàn rước đang tiến đến gần nhà. Bổng bà bồng con trên tay và bước đến mở cửa sổ nhìn ra. Khi thánh tượng Mẹ Hằng Cứu Giúp đi ngang qua, bà kêu lên: “Lạy Mẹ Thiên Chúa, xin Mẹ cứu chữa con trai con, bằng không xin Mẹ hãy đem nó về Thiên Đàng!” Vài ngày sau cậu bé đã khỏi bệnh hẳn. Mẹ cậu đưa cậu tới thánh đường Thánh Anphôngsô để thắp một ngọn nến tạ ơn tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Tại một nhà khác có một bé gái tám tuổi bị liệt chân tay nằm một chỗ từ khi lên bốn. Khi đoàn rước đi qua và thánh tượng Đức Mẹ đến gần thì người mẹ khấn dâng con gái mình cho Đức Trinh Nữ. Bổng chốc cô bé cảm thấy có một sự thay đổi khác thường trong người. Tay chân của cô có thể xử dụng lại được phần nào. Người mẹ thấy vậy thì hết lòng tin tưởng Đức Mẹ đã giúp sức cho con gái bà. Ngày hôm sau bà đem con đến Thánh Đường Thánh Anphôngsô rồi đặt con bà trước ảnh thánh làm phép lạ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Nhìn lên bức ảnh bà cầu nguyện: “Giờ đây, lạy Mẹ Maria, xin Mẹ hãy hoàn tất công việc mà Mẹ đã bắt đầu.” Vừa dứt lời cầu xin thì em bé thình lình đứng thẳng dậy. Em đã hoàn toàn bình phục!

Khi trở lại Thánh đường Thánh Anphôngsô, bức ảnh được đặt ... trên một bàn thờ cao. Thánh đường được trang hoàng và bàn thờ thì tràn ngập đèn hoa. Lời nguyện ca tạ ơn long trọng xướng lên và Đức Giám Mục chủ trì Phép Lành Thánh Thể.

Nghi thức đón Đức Mẹ trở về được tiến hành suốt ba ngày. Mỗi sáng Đức Hồng Y cử hành Thánh Lễ trước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau khi đọc Kinh cầu Đức Bà, là một bài giảng tuyệt vời, và một Đức Giám Mục chủ trì Chầu Phép Lành. Mỗi buổi chiều cũng lập lại tiến trình này. Đức Thánh Cha đã ban nhiều ơn xá giải đặc biệt cho mọi tín hữu tham dự việc sùng kính này.

Cha Bernard Bernie, một trong các nhà thuyết giảng nổi tiếng của Dòng Chúa Cứu Thế ở Ý đã giảng trong tam nhật. Những lời giảng dạy đầy khôn ngoan xoáy sâu vào con tim của người nghe. Ít nhất có khoảng một ngàn hai trăm người rước Mình Thánh Chúa trong thời gian này tại đền tôn kính Đức Mẹ.

Vào ngày 5 tháng 5 năm 1866, Đức Thánh Cha tự một mình đến viếng đền kính ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau một lúc ngài cầu nguyện trước Thánh Thể và trước đền tôn kính Đức Mẹ, ngài vào phòng thánh và bước lên cầu thang đến bàn thờ cao nơi đặt ảnh Đức Mẹ để chiêm ngắm ảnh rõ ràng hơn. Sau đó, Đức Thánh Cha Piô IX hỏi Cha Mauron về tiểu sử và việc tôn sùng ảnh thánh này.

Sau đó không lâu, một bàn thờ cẩm thạch mới theo kiểu gô-tích được dựng lên tại Thánh đường Thánh Anphôngsô. Ở tâm điểm phía trên bàn thờ có chạy chỉ vàng sáng chói. Khi thực hiện xong, ảnh Đức Mẹ được trân trọng đặt lên. Thánh Lễ đầu tiên cử hành tại đền Đức Mẹ vào ngày 19 tháng 3 năm 1871, ngày Lễ Mừng Thánh Cả Giuse. Bức ảnh ở trên bàn thờ này cho đến ngày nay.

Việc sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lan tràn nhanh chóng. Rồi một năm trôi qua kể từ ngày 12 tháng 5 năm 1867; Vatican đã chỉ thị để đặt vương miện trên bức ảnh. Ngày lễ đăt vương miện được ấn định. Vào ngày Chúa Nhật 23 tháng 6 năm 1867, Thánh đường Thánh Anphôngsô đông chật người dự Thánh Lễ trọng và ...nghi thức đặt vương miện.

Sau Thánh Lễ, trong âm vang của thánh ca, Đức Tổng Giám Mục làm phép hai vương miện bằng vàng có khảm ngọc quý. Ngài đặt một vương miện trên đầu Đức Maria, và một trên đầu Chúa Giêsu Hài Nhi rồi đặt bức ảnh lại vị trí cũ, mọi người hát một bài mừng vui ngợi khen.

Ngày hôm sau, bức ảnh lại được kiệu đi quanh phố. Mỗi tối người ta đốt pháo bông và nổ súng đại bác để làm vang lời ngợi khen Đức Maria. Vào chiều cuối tuần của đại lễ người ta đốt sáng danh thánh “MARIA” trên nền trời xanh. Mọi người tham dự lễ hội đồng thanh cầu nguyện lớn tiếng: “Vạn tuế Đức Maria, vạn tuế lòng sùng kính đối với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bầu cho chúng con.

nvh chuyển ngữ
Duyệt và chấp thuận cho phổ biến:
Lm. Giuse TRỊNH NGỌC DANH
Quản nhiệm Cộng đoàn  10/2005